KHỐN KHỔ VỚI “E-BÔ”

30/01/2015 | Thông tin hữu ích

KHỐN KHỔ VỚI “E-BÔ”

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN "E-BÔ" Dùng vợt quá nhẹ và dẻo, dùng vợt quá nặng và cứng. Vợt quá dài cũng khiến bạn đặt sức ép không thích hợp lên khuỷu tay. Cán vợt quá to khiên bạn phải gồng tay khi đánh bóng cũng làm hại khuỷu tay. Nắm vợt quá chặt hoặc nắm quá sâu vào cán vợt, xung lực từ mặt vợt khi tiếp xúc với bóng sẽ dội vào khuỷu tay. Động tác kỹ thuật không chuẩn, đánh bóng chậm hay đánh bóng sau thân người khiến các dây chằng bị cũng quá mức. Ngoài sân bóng, không tập các động tác bổ trợ cho vai. Các cơ bắp sau bả vai rất quan trọng trong việc phát triển sức mạnh của cú đánh
Khi bạn thấy có quá nhiều cách chữa cho một loại chấn thương thì có nghĩa là chẳng có cách nào thành công hết”, chuyên gia trị liệu vật lý Ellebecker nhận xét về chấn thương khuỷu tay...
  
Khi mới làm quen nhau trên sân quần vợt, ngoài việc hỏi chơi bao lâu, chơi kiểu gì, các tay vợt nghiệp dư thường hỏi nhau thêm câu nữa: “Anh có bị e-bô không?” “E-bô” có nghĩa là khuỷu tay (tiếng Anh: elbow). Có hơn 50% người chơi quần vợt (nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp) bị “e-bô”,  nghĩa là đau cổ tay kinh niên.  Vì sao bị “e-bô”? Cách điều trị và khắc phục thế nào?
Trước hết, phải khẳng định không có cách điều trị “một kiểu phù hợp tất cả mọi người” cho loại chấn thương này.
Trở lại giữa thập niên 1970, khi các tay vợt Mỹ đến du đấu tại Trung Quốc theo phái đoàn chính phủ Mỹ, tay vợt đánh đôi hàng đầu Mona Schallau tranh thủ điều trị bằng châm cứu với hy vọng làm giảm bớt sự đau đớn ở khuỷu tay của cô từ lâu nay. Sau vài lần châm cứu, Schallau tuyên bố khuỷu tay của cô đã dứt hẳn chấn thương. Một tháng sau tuyên bố đó, cô phải vào viện  để mổ chấn thương dai dẳng đó.
Gần 40 năm sau, “e-bô” vẫn là loại chấn thương phổ biến, hành hạ nhiều tay vợt. Theo Hiệp hội chỉnh hình Bắc Mỹ, 50% số người chơi quần vợt mắc “e-bô”. Triệu chứng phổ biến nhất là cảm thấy đau ở khuỷu tay, không chỉ khi đứng trên sân mà còn cả khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như bắt tay, đánh răng. Người bị “e-bô” có thể sẽ đau ở vai hoặc cổ bởi cơ thể của họ bị ép buộc phải điều chỉnh để bồi hoàn sự yếu kém của khuỷu tay.
Dù có rất nhiều phương thức chữa từng được coi là “thần diệu” như bơm botox hay truyền máu, nhưng chẳng phương thức nào thắng thế. “Khi bạn thấy có quá nhiều cách chữa cho một loại bệnh thiì có nghĩa là chẳng có cách nào thành công, chuyên gia trị liệu vật lý Todd Ellenbecker, chủ tịch ủy ban khoa học thể thao của Hiệp hội quần vợt Mỹ USTA, khẳng định.
Có lẽ sự phức tạp nhất trong cách chữa “e-bô” là hiểu sai về bản chất của chấn thương. Nó không phải là chứng viêm nhiễm dây chằng mà là do đứt dây chằng bởi quá tải. “Thực chất đó là sự ‘nhồi máu cơ tim’ của dây chằng”, tiến sĩ khoa chỉnh hình Robert Nirschl ví von, “Mất lượng cung máu quá nhiều ở khu vực đó khiến các mô ở dây chằng thoái hóa”. Nirschl đã từng trị “e-bô” cho hàng ngàn tay vợt, trong đó có cả Schallau.
Phân biệt được giữa viêm và lão hóa mô rất quan trọng bởi những biện pháp chữa viêm có thể sẽ gây hiệu ứng ngược đối với lão hóa mô. “Các mũi tiêm cortisone (hormon chữa viêm) là vũ khí của nhiều bác sĩ đối với “e-bô” nhưng thực ra cortisone chỉ che đậy vết thương, giúp các tay vợt sớm trở lại sân đấu chứ không giải quyết triệt để vấn đề, bác sĩ Vijay Vad, cố vấn y khoa của Hiệp hội tennis chuyên nghiệp ATP nói.
Vad có một phương pháp chữa “e-bô” khá hiệu quả: gây tê vùng bị đau của bệnh nhân rồi dùng mũi kim nhỏ chọc vào nhiều điểm trên vùng đó làm máu lưu thông. Cách này nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng được  nhiều bệnh nhân cho là có hiệu quả. Alan Cohen, 61 tuổi ở New York, bị “e-bô” trên 4 năm, đã trải qua điều trị vật lý trị liệu, tiêm cortisone, rồi phẫu thuật nhưng không dứt. Vad bằng phương pháp của ông đã thành công với Cohen.
Còn rất nhiều phương pháp trị “e-bô” khác như đưa thuốc vào mô theo Ion hóa điện cực, điện châm, kim tiêm được dẫn bằng sóng cao tần, bơm huyết tương giàu hồng cầu... Dù với bất kỳ cách điều trị nào, các chuyên gia đều đồng ý rằng trong lúc điều trị nên nghỉ chơi tennis và kết hợp tập một số bài tập phục hồi.
Bác sĩ Vad còn khuyên nếu khuỷu tay bạn cảm thấy đau khi đang chơi hoặc sau khi chơi thì hãy rời sân bóng một tuần, chườm đá vào chỗ chấn thương mỗi tối, chườm nóng vào mỗi sáng. Nếu sau 2 tuần, bạn vẫn đau nhức thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
 


Các bài tập phục hồi khuỷu tay do chuyên gia trị liệu vật lý Todd Ellenbecker, chủ tịch ủy ban khoa học thể thao của Hiệp hội quần vợt Mỹ USTA soạn. Chỉ với một tạ tay nhỏ và một sợi dây thun, bạn có thể tự mình phục hồi được chấn thương khuỷu tay vào mỗi ngày.
-        Đặt cổ tay úp xuống mặt bàn, cầm quả tạ nặng 1kg đến 2kg, từ từ nâng tạ lên và gập tạ xuống trong khi vẫn giữ cố định cổ tay trên mặt bàn. Nâng tạ lên và hạ xuống 20-30 lần rồi đổi tay. Tiếp đó ngửa cổ tay lên và tập tiếp như vậy.
-        Ngồi bệt xuống sàn, duỗi thẳng chân trước mặt, đầu gối không cần căng quá. Cầm hai đầu sợi dây thun mắc vòng qua bàn chân. Ngồi thẳng lưng, kéo dây thun về phía mình, giơ cho khuỷu tay di chuyển sát thân. Làm 3 lần, mỗi lần 15 cú kéo nhả như vậy trong mỗi ngày.
-        Ngửa bàn tay phải, dùng lực tay trái từ từ bẻ cổ tay bên phải xuống cho mũi bàn tay
-        phải chĩa thẳng xuống dưới đất. Giơ hai tay như vậy trong 15-20 giây rồi thả ra. Úp bàn tay phải xuống dùng lực tay trái bẻ như vậy nữa. Sau đó, đổi tay.
 

 
 

Tác giả bài viết: Tín Nghĩa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây