Chi tiết sân pickleball chuẩn quốc tế: Kích thước, cấu trúc và tiêu chuẩn thi công
Kích thước sân và lưới chuẩn quốc tế
Sân pickleball có kích thước tiêu chuẩn là 6,1 mét chiều rộng và 13,4 mét chiều dài, áp dụng cho cả trận đánh đơn lẫn đôi (giống với kích thước sân cầu lông đôi).
Lưới được căng ngang giữa sân, với chiều cao 86 cm ở giữa và 91 cm tại hai đầu cột, đảm bảo độ căng và độ võng theo đúng quy định thi đấu.
Phía trước lưới mỗi bên là khu vực “kitchen” (non-volley zone), kéo dài 2,1 mét từ lưới vào sân. Đây là vùng cấm thực hiện các cú volley nhằm tăng tính chiến thuật và hạn chế các pha ghi điểm dễ dàng.
Phần còn lại của mỗi nửa sân, dài 4,6 mét, được chia đôi thành hai hình chữ nhật bằng nhau, mỗi ô rộng 3 mét. Đây là hai khu giao bóng, gồm sân bên phải (chẵn) và sân bên trái (lẻ). Quy ước chẵn lẻ để được sử dụng luân phiên trong các lượt phát bóng.
Ngoài kích thước sân chính thức, để đảm bảo người chơi có không gian di chuyển an toàn, cần sắp xếp thêm ít nhất 0,9 mét ở mỗi đầu sân và 0,6 mét ở mỗi bên chiều dài sân.
Cấu tạo mặt sân
Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 4 lại sân pickleball như sau:
Sân Pickleball Acrylic
Được làm từ Acrylic là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay. Loại sân này chịu được tác động thời tiết khắc nghiệt, tuổi thọ dài và sở hữu khả năng chống trượt vượt trội. Do đó, chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
Sân Pickleball Polyurethane
Loại sân này thường được dùng trong các giải đấu lớn nhờ đáp ứng được các tiêu chí đàn hồi tốt, giúp giảm nguy cơ chấn thương khớp và độ bền khá cao. Vì đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế nên chi phí đầu tư khá lớn, việc bảo trì sân thường xuyên cũng làm tăng chi phí để đảm bảo độ bền.
Sân Pickleball bê tông
Chỉ cần có bề mặt sân là bê tông sẵn, phủ sơn là chúng ta đã có sân pickleball. Nhưng đơn giản quá cũng có nhiều hạn chế, sân quá cứng không có độ đàn hồi dễ khiến người chơi chấn thương hơn. Để khắc phục nhược điểm của sân bê tông có thể sơn lớp chống trượt, lớp lót.
Sân nhựa tổng hợp
Là các tấm sân nhựa dễ lắp ráp và tháo dỡ, có độ đàn hồi tốt, giảm chấn thương cho người chơi. Vì là dạng lắp ráp nên độ bền không cao và cần phải bảo trì thường xuyên.
Tiêu chuẩn thi công
Phần I. Chuẩn Bị Mặt Sân
Bước 1: Kiểm tra độ phẳng: Tưới nước để xác định các vũng đọng nước trên bề mặt sân. Đánh dấu những chỗ đọng nước sâu hơn 4mm để sửa chữa.
Bước 2: Vá các chỗ lồi lõm:
- Vá các chỗ lõm bằng vật liệu chuyên dụng và đầm kỹ.
- Trộn hỗn hợp nhựa nước, cát và phụ gia để vá những chỗ đã sửa, đảm bảo liền mạch với mặt sân.
- Làm ẩm bề mặt trước khi vá để tăng độ bám dính, sau đó đầm kỹ.
Phần II. Các Lớp Sơn
Bước 4: Sơn lớp chống thấm thứ nhất:
- Trộn nhựa nước, phụ gia và cát sạch.
- Sơn toàn bộ mặt sân bằng cọ chuyên dụng theo chiều ngang.
- Làm ẩm mặt sân trước khi sơn nếu trời nắng.
Bước 6: Kiểm tra và sửa chữa độ phẳng (lặp lại):
- Tưới nước và đánh dấu các vũng đọng nước còn lại.
- Vá các vũng bằng hỗn hợp nhựa nước, phụ gia và cát hạt to, đầm kỹ sau khi vá.
- Lặp lại quy trình này cho đến khi vũng đọng không quá 2mm.
Bước 8: Sơn lớp lót: Trộn sơn lót với cát mịn và sơn toàn bộ mặt sân.
Bước 9: Kiểm tra và sửa chữa độ phẳng (lần cuối):
- Tưới nước và đánh dấu các vũng đọng nước.
- Vá các vũng bằng hỗn hợp sơn lót và cát mịn.
- Mài các vị trí vá cho phẳng và mịn.
Bước 10: Phân chia khu vực sân: Chia sân thành các khu vực chính và phụ để chuẩn bị sơn màu.
Bước 11: Sơn các lớp sơn màu: Sơn 2-3 lớp sơn màu bằng cọ chuyên dụng, nên sơn vào thời tiết mát mẻ.
Bước 12: Kiểm tra và sửa lỗi: Mài sơ toàn bộ mặt sân để kiểm tra và sửa chữa các lỗi trước khi sơn các lớp sơn màu hoàn thiện.
Bước 13: Kẻ đường line:
- Dùng băng keo giấy để tạo đường viền.
- Sơn lót bằng màu nền để tránh lem màu.
- Sơn 2 lớp sơn line trắng bằng cọ.
Tác giả bài viết: Thanh Ngân