GIAO BÓNG VÀ TRẢ GIAO BÓNG
30/01/2015 | Thông tin hữu ích
Một trong những trải nghiệm thú vị của tôi với tennis là mối quan hệ đối chọi nhau giữa cú giao bóng và cú trả giao bóng. Đối với người tập luyện tennis, có lẽ là thừa thãi nếu nhắc về tầm quan trọng của các cú đánh này. Song, tôi xin kể câu chuyện về chúng để biết rằng những điều tưởng chừng nhỏ vẫn đem đến thành công.
Các bạn phải thừa nhận rằng giao bóng là cú đánh quan trọng nhất trong tennis. nhất là khi các bạn là các tay vợt đỉnh cao. Một cú giao bóng tốt sẽ cho phép bạn kiểm soát game đấu của mình tốt hơn và giúp bạn quyết định dễ dàng điều mình làm tiếp theo đó. Đây là cú đánh duy nhất mà bạn thực hiện không cần phụ thuộc vào đối thủ của mình.
Chắc hẳn mọi người còn nhớ Goran Ivanisevic, cựu tay vợt số 2 thế giới. Anh ấy có lối đánh cuối sân mạnh mẽ nhưng những cú giao bóng mới là vũ khí thật sự của Goran. Theo tìm hiểu, khả năng giao bóng mạnh mẽ và hiểm hóc là yếu tố giúp Goran từng nhiều năm liền nằm trong tốp 10 tay vợt hàng đầu.
Kể từ năm 1980 đến nay, giao bóng được xem như là vũ khí hữu hiệu nhất để tạo ưu thế trong trận đấu. Theo dõi tại nhiều giải đấu từ cấp thấp đến Grand Slam, từ vòng loại ngoài đến vòng chính, tôi hiếm thấy tay vợt nào không biết cách tận dụng những cú giao bóng.
Tất cả các tay vợt trên thế giới đều dành nhiều thời gian để rèn giao bóng. Họ thường bố trí nhiều mục tiêu nằm rải rác trong khu vực giao bóng và tập đánh bóng trúng vào các vị trí mục tiêu. Càng thuần thục, càng mạnh mẽ trong giao bóng bao nhiêu, bạn càng dễ kiếm điểm trực tiếp chỉ sau một hoặc hai cú đánh.
Kỹ thuật trả giao bóng được xem như là kỹ thuật quan trọng thứ hai trong quần vợt, chỉ sau cú giao bóng. Tôi vẫn nhớ mãi tại giải Wimbledon 1992, thời điểm tôi mới chỉ là một HLV trẻ, Andre Agassi là người gây ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi về khả năng trả giao bóng.
Agassi không thật sự xuất sắc ở các cú giao bóng nhưng kỹ thuật trả giao bóng của anh ấy lại tốt đến mức kinh ngạc. Chiếc cúp Wimbledon năm ấy là thành quả của hàng loạt pha trả giao bóng hiểm hóc. Thời điểm đó, Agassi với cú đánh trái tay bằng hai tay, là đại diện cho trường phái “nhu thắng cương” của Michael Chang, Jim Courier, Juan Carlos Ferrero, Lleyton Hewit…
Cách đánh này khiến Agassi luôn kiểm soát được quả bóng khi đánh trả một pha giao bóng của đối thủ và gây ra rất nhiều khó khan cho các tay giao bóng khét tiếng như Pete Sampras, Goran Ivanisevic, Greg Rusedski, Michael Stich và Ric-hard Krajicek.
Tôi xin góp ý hai bước giúp các bạn cải thiện những cú trả giao bóng của mình như sau:
· Trả giao bóng 1:
- Cố gắng đứng bằng vạch cuối sân (bạn có thể đứng lên trên hoặc lùi xuống so với vạch cuối sân tùy vào sức mạnh giao bóng của đối thủ) và di chuyển chân.
- Khuỵu gối.
- Khẽ bước lên ngay khi đối thủ bắt đầu giao bóng.
- Cố gắng đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên trước chân đặt trước của bạn và chỉ khẽ xoay lưng khi đánh bóng, tránh xoay hết lưng khi trả giao bóng.
· Trả giao bóng 2:
- Cố gắng đứng sâu vào trong sân một chút và di chuyển chân liên tục nhằm tạo áp lực lên đối thủ.
- Khẽ bước lên ngay khi đối phương giao bóng.
- Bóng của cú giao bóng 2 luôn đi chậm hơn so với giao bóng 1. Do đó, bạn nên trả giao bóng 2 bằng cú đánh xoay hết lưng để tạo nên uy lực và kiểm soát bóng như ý muốn.
- Cố gắng đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên ngay trước chân đặt trước.
Chắc hẳn mọi người còn nhớ Goran Ivanisevic, cựu tay vợt số 2 thế giới. Anh ấy có lối đánh cuối sân mạnh mẽ nhưng những cú giao bóng mới là vũ khí thật sự của Goran. Theo tìm hiểu, khả năng giao bóng mạnh mẽ và hiểm hóc là yếu tố giúp Goran từng nhiều năm liền nằm trong tốp 10 tay vợt hàng đầu.
Kể từ năm 1980 đến nay, giao bóng được xem như là vũ khí hữu hiệu nhất để tạo ưu thế trong trận đấu. Theo dõi tại nhiều giải đấu từ cấp thấp đến Grand Slam, từ vòng loại ngoài đến vòng chính, tôi hiếm thấy tay vợt nào không biết cách tận dụng những cú giao bóng.
Tất cả các tay vợt trên thế giới đều dành nhiều thời gian để rèn giao bóng. Họ thường bố trí nhiều mục tiêu nằm rải rác trong khu vực giao bóng và tập đánh bóng trúng vào các vị trí mục tiêu. Càng thuần thục, càng mạnh mẽ trong giao bóng bao nhiêu, bạn càng dễ kiếm điểm trực tiếp chỉ sau một hoặc hai cú đánh.
Kỹ thuật trả giao bóng được xem như là kỹ thuật quan trọng thứ hai trong quần vợt, chỉ sau cú giao bóng. Tôi vẫn nhớ mãi tại giải Wimbledon 1992, thời điểm tôi mới chỉ là một HLV trẻ, Andre Agassi là người gây ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi về khả năng trả giao bóng.
Agassi không thật sự xuất sắc ở các cú giao bóng nhưng kỹ thuật trả giao bóng của anh ấy lại tốt đến mức kinh ngạc. Chiếc cúp Wimbledon năm ấy là thành quả của hàng loạt pha trả giao bóng hiểm hóc. Thời điểm đó, Agassi với cú đánh trái tay bằng hai tay, là đại diện cho trường phái “nhu thắng cương” của Michael Chang, Jim Courier, Juan Carlos Ferrero, Lleyton Hewit…
Cách đánh này khiến Agassi luôn kiểm soát được quả bóng khi đánh trả một pha giao bóng của đối thủ và gây ra rất nhiều khó khan cho các tay giao bóng khét tiếng như Pete Sampras, Goran Ivanisevic, Greg Rusedski, Michael Stich và Ric-hard Krajicek.
Tôi xin góp ý hai bước giúp các bạn cải thiện những cú trả giao bóng của mình như sau:
· Trả giao bóng 1:
- Cố gắng đứng bằng vạch cuối sân (bạn có thể đứng lên trên hoặc lùi xuống so với vạch cuối sân tùy vào sức mạnh giao bóng của đối thủ) và di chuyển chân.
- Khuỵu gối.
- Khẽ bước lên ngay khi đối thủ bắt đầu giao bóng.
- Cố gắng đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên trước chân đặt trước của bạn và chỉ khẽ xoay lưng khi đánh bóng, tránh xoay hết lưng khi trả giao bóng.
· Trả giao bóng 2:
- Cố gắng đứng sâu vào trong sân một chút và di chuyển chân liên tục nhằm tạo áp lực lên đối thủ.
- Khẽ bước lên ngay khi đối phương giao bóng.
- Bóng của cú giao bóng 2 luôn đi chậm hơn so với giao bóng 1. Do đó, bạn nên trả giao bóng 2 bằng cú đánh xoay hết lưng để tạo nên uy lực và kiểm soát bóng như ý muốn.
- Cố gắng đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên ngay trước chân đặt trước.
Tác giả bài viết: TOM KINGDAVONS